VIDEO QUẢNG CÁO
CHỨNG NHẬN & THÀNH TÍCH
LIÊN KẾ WEBSITE
Hỗ trợ online

KỸ THUẬT NUÔI TÔM NƯỚC LỢ LUÂN CANH VỚI TRỒNG LÚA

Mô hình tôm nước lợ - lúa luân canh là mô hình canh tác một vụ tôm nước lợ và một vụ lúa trên đất trồng lúa.
Mô hình này phát triển từ năm 1990 đến nay, mặc dù nó là mô hình truyền thống của vùng ĐBSCL nhưng trước đây chỉ là phương thức quảng canh hay quảng canh cải tiến
Tôm lúa phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung ở các tỉnh Cà mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang.
 
1. Chọn điểm thích hợp để nuôi tôm - lúa kết hợp
Để nuôi tôm trong mô hình kết hợp này đạt hiệu quả cao, các địa điểm thực hiện mô hình nuôi phải thỏa mãn các tiêu chí như sau:
 ·         Có nước lợ, mặn (8 - 20 ppt) với thời gian thích hợp cho 1 chu kỳ nuôi
·         Đất phải có pH dao động từ 5,5 trở lên
·         Có hệ thống cấp thoát nước tốt
·         Nguồn nước không bị ô nhiễm
 2. Mùa vụ nuôi
·        Tháng 1 dương lịch đến tháng 5 - 6 dương lịch là thời vụ nuôi tôm sú chính.
·        Tháng 7dl rửa mặn, T8 đến T 11 trồng lúa (có thể thả cá bổ sung)
·        Giữa 2 vụ lúa và tôm nên giữ nứơc chân ruộng đề phòng mặt ruộng bị khô và nứt dạng chân chim có thể dẫn đến phèn xuất hiện (pH giảm)
 3. Chuẩn bị ruộng nuôi
    ·      Ruộng không nên rộng trên 1 ha
·        Diện tích mương từ 25 - 40 % so với mặt ruộng lúa
·        Mương bao rộng 2,5 – 3,5 m, sâu 0,8 – 1,2 m
·        Bờ mương rộng 3 - 4m, phải được nện thật cẩn thận, tránh rò rỉ
·        Phải có cống để cấp và thoát nước
·        Mỗi ruộng nuôi nên có ao lắng nước thể sử dụng mương vườn để làm ao lắng để cung cấp nước cho ruộng nuôi vào những lúc cần thiết.
·        Đối với vùng đất phèn nên tránh việc đắp lớp phèn lên mặt bờ mương
·        Lớp phèn đào từ mương nên chôn vào trong thân của bờ đê.
·        Nên làm một bờ phụ trên bờ kinh để ngăn nước mưa cuốn phèn từ bờ xuống ao.
·        Vét bùn đối với ruộng đã nuôi nhiều vụ
·        Ruộng mới đào, ao nên ngâm nước 2 - 3 ngày rồi bỏ, lặp lại ít nhất 2 - 3 lần.
·        Loại bỏ bớt gốc rạ, trục hoặc xới trên mặt ruộng nhằm loại bỏ khí độc và làm tăng dinh dưỡng cho ruộng nuôi
·        Phơi khô mặt ruộng, nhưng tránh khô nứt.
4. Bón vôi cải tạo ruộng lúa
·        Bón vôi bột khắp mương và bờ ruộng sau đó 2 - 3 ngày thì dâng nước lên hay bơm cấp vào ruộng nuôi.
·        Nên dùng vôi CaCO3 để khử phèn và diệt khuẩn với liều lượng dao động từ
·        7 - 10 kg/100 m2 CaO or Zeolite
·        Đối với vùng đất bị nhiễm phèn nặng thì nên bón 10  - 15 kg/100 m2. 20 kg/100 m2
5. Lấy nước vào ruộng nuôi
·        Sau 2 - 3 ngày bón vôi, lấy nước vào ao qua lưới lọc (nếu có ao lắng thì lấy từ ao lắng)
·        Mức nước trên mặt ruộng cao, thấp tùy theo điều kiện ruộng nuôi, ít nhất phải sâu
·        hơn  40 cm
 6. Bón phân
·        50 kg Urê + 30 kg Lân cho 1 ha
·        Nếu sau 2 - 3 ngày mà nước chưa có màu xanh vỏ đậu thì nên bón thêm 2.5kg NPK hoặc DAP + 2.5 kg Urê
·        Độ trong của nước ruộng nuôi dao động từ 30 – 40 cm.
 7. Chọn tôm giống
v     Tôm bột PL15
v     Đồng cỡ (12 – 15 mm)
v     Màu xám tro
v     Bám vào thành bể, phản ứng nhanh với tiếng động và ánh sáng
v     Tôm lội ngược dòng nước khi bỏ vào thau và khuấy nước
8. Chất lượng Tôm giống
·        Đồng cỡ, tôm khỏe mạnh, di chuyển nhanh
·        Màu sắc sáng, thân, râu không bị bẩn, thân không có màu đỏ, hồng, trắng đục, đốm trắng hay đen
·        Khi bơi râu chụm lại, đuôi xòe ra.
·        Ruột đầy thức ăn (màu nâu dọc theo lưng)
·        Bơi lội linh hoạt, ngược dòng nước
9. Cách thử tôm giống
·        Thử bằng formal
.        30 PL15 / lít nước
·        0,15 ml formal thương mại (38 %)
·        30 phút, chết < 5 % là tôm tốt
·        Loại bỏ tôm yếu
·        250 PL15 / L
·        Sô 10L + 1.5cc formal thương mại
·        (PL20-25, 2,5 ml formal)
·        Sau 30 phút chọn tôm mạnh để thả
 10. Ương tôm giống
·        Tôm bột mua PL15- 25 cần ương
·        10 - 15 ngày trước khi thả ra ruộng nuôi
·        Ương trong ao riêng, ao bạt nilon
·        Mật độ ương dao động từ 20 – 50 PL/m2
·        Sau 10 - 15 ngày thì thả ra ruộng nuôi
·        Nếu ruộng có cá tạp, nên thuốc cá trước khi thả tôm ương hay nuôi.
 11. Mật độ thả nuôi
·        Thả PL 1 – 2 PL15 - 25/m2
·        0,5 – 1 giống / m2
·        Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát
·        Kiểm tra đô mặn trước khi thả giống tránh chênh lệch độ măn quá 4%o .
·        Phải ngâm bao tôm giống trong ruộng thả nuôi khoảng 20 - 30 phút trước khi thả tôm ra ruộng
12. Cho tôm ăn
Ø     Ương tôm
§        Tuần 1: 100 - 200g / 10.000 PL
§        Tuần 2: 1,5 lần lượng dùng cho tuần 1.
§        Cho ăn ngày 4 lần: 6:00; 10:00; 16:00, 20:00 giờ
13. Giai đoạn nuôi thịt
·        Mật độ như trên không cần cho ăn mà chỉ bón phân tự nhiên
·        Sang tháng thứ 3 có thể cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc tự chế với liều lượng 3 - 5% trọng lượng thân/ngày
·        Nên đặt sàng ăn để kiểm tra
·        Điểm cần lưu tâm là phải cho ăn đúng lượng thức ăn đã tính.
14. Chăm sóc và quản lý mô hình nuôi
·        pH: 7,5 - 8,5
·        pH < 7,5 bón 30 – 50 kg CaCO3/ ha
·        Màu nước: xanh vỏ đậu
·        Độ trong: 30 - 40cm
·        Nếu màu nước không “tốt” nên bón thêm 3kg NPK + 3kg Urê/ha
·        Nhiệt độ không quá 30 oC                  
15. Đánh giá sức khoẻ tôm trong ao nuôi
Ø     Tôm khỏe
- Bắt mồi tốt, ruột đầy thức ăn
- Bõi lội nhanh và thành đàn vào ban đêm
- Vỏ tôm sạch
 Ø     Tôm yếu
- Bắt mồi kém, ruột rỗng
- Tôm dạt vào bờ, vỏ tôm không sạch
- Vỏ tôm màu đen, hay đốm trắng nhất là ở phần đầu
16. Bệnh thường gặp đối với tôm nuôi
·        Bệnh đóng rong: do nền đáy bị dơ, tảo phát triển mạnh
·        Bệnh virus đầu vàng (sau khi nuôi 30 - 45 ngày)
·        Bệnh virus đốm trắng (sau khi nuôi 30 - 45 ngày)


Công Ty Thủy Sản Việt Hoa